8 Tư Thế Yoga Giảm Đau Bụng Kinh Nhanh Chóng Dành Cho Bạn Gái
Hầu như mọi bạn nữ đều gặp thống kinh khi đến ngày đèn đỏ và triệu chứng phổ biến nhất là đau bụng kinh. Tùy vào cơ địa mà mức độ đau có thể nặng hoặc nhẹ khác nhau. Để làm dịu cơn khó chịu, nhiều nàng chọn cách chườm ấm, uống thuốc,... Ngoài ra, một cách giảm đau bụng kinh hiệu quả mà ít người biết đó là tập yoga. Vậy yoga có lợi ích gì đối với ngày đèn đỏ? Cùng Kotex tìm hiểu các tư thế yoga giảm đau bụng kinh qua bài viết sau.
Xem thêm:
Đang Có Kinh Có Tiêm Vaccine Được Không Và Cần Lưu Ý Những Gì
Điểm Danh 14 Cách Chữa Đau Bụng Kinh Ở Tuổi Dậy Thì Cho Bé Gái
Góc chuyên gia: Phụ nữ bị trễ kinh uống gì cho máu ra nhanh?
Lợi ích của yoga đối với ngày đèn đỏ
Yoga là một bộ môn thể thao đem lại rất nhiều lợi ích cho phái đẹp về cả thể chất lẫn tinh thần. Đặc biệt, một vài tư thế yoga giảm đau bụng kinh còn đem lại tác dụng vô cùng lớn cho nàng trong ngày dâu.
Các lợi ích của yoga trong ngày kinh có thể kể đến như:
- Giảm thống kinh: Tập yoga giúp bạn giãn cơ, kích thích lưu thông máu và giảm các hiện tượng khó chịu trong kỳ kinh như đau bụng, đau lưng, mỏi tay chân,...
- Giảm căng thẳng: Thiền kết hợp yoga giúp nàng loại bỏ những lo âu và muộn phiền hữu hiệu, với tinh thần thoải mái kỳ kinh sẽ trôi qua nhẹ nhàng hơn.
Đâu là tư thế yoga giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất? (Nguồn: Internet)
8 tư thế yoga giảm đau bụng kinh hiệu quả
Dù không phải là cách làm giảm đau bụng kinh ngay lập tức, nhưng một vài tư thế yoga có sẽ giúp bạn thuyên giảm và làm dịu cơn đau bụng rất tốt như:
Tư thế nghiêng góc giới hạn (Supta Baddha Konasana)
Supta Baddha Konasana là một tư thế nằm giúp giảm đau bụng kinh, dịu sự khó chịu khi đến kỳ kinh, giảm các triệu chứng khó chịu thời kỳ mãn kinh và còn giúp mẹ bầu dễ sinh hơn.
Động tác: Co 2 chân lại, để 2 bàn chân chạm nhau và ngửa lòng bàn chân lên trên. Hai tay buông lỏng, lưng giữ thẳng và thở đều. Mỗi lần thực hiện từ 45s - 1’ (nâng lên từ 1 - 3’ khi đã quen động tác).
Tư thế giảm đau bụng kinh Supta Baddha Konasana
Xem thêm:
Nguyên nhân đau bụng kinh dữ dội và cách giảm đau hiệu quả
Các mức độ đau bụng kinh nào phải thận trọng?
Đau Bụng Kinh Uống Gì? 15 Đồ Uống Giảm Đau Bụng Kinh Hiệu Quả
Tư thế đầu sát gối (Janu Sirsasana)
Là tư thế yoga giảm đau bụng kinh hàng đầu, Janu Sirsasana giúp các vùng cơ đùi, hông và bụng dưới giãn ra, giảm căng thẳng. Bạn có thể tập tư thế này dễ dàng mỗi khi có thời gian.
Động tác: Ngồi khép 2 bàn chân, tay túm chân để cố định, từ từ cúi người xuống đất và siết bụng lại, giữ tư thế trong khoảng 1’ và kết thúc.
Tư thế trẻ em (Balasana)
Thực hiện tư thế yoga trẻ em khi trong ngày kinh sẽ giúp kéo giãn cơ các vùng lưng, hông, chân và bụng. Đây là một tư thế đơn giản thế nên bạn có thể dễ dàng tập tại nhà.
Động tác: Quỳ hai chân trên thảm, hai bàn chân chụm lại đầu gối rộng bằng vai, tay để trên đùi. Thở ra nhẹ nhàng và từ cúi người đến khi trán chạm sàn, giữ nguyên tư thế 30s sau đó hít sâu và quay lại tư thế bắt đầu.
Tư thế yoga giảm đau bụng kinh nàng nên thử
Tư thế cây cầu (Setu Bandha Sarvangasana)
Tư thế yoga giảm đau bụng kinh Setu Bandhasana có tác dụng săn chắc cơ lưng, bụng cũng như làm thư giãn và giảm sự co thắt trong thời gian hành kinh.
Động tác: Khi nằm tay duỗi thẳng trên thảm, hai chân đặt song song vai, co lại bàn chân chạm sàn. Vai và chân chịu lực, hít sâu nâng hông và thở nhẹ hạ thấp hông từ từ trong khoảng 30s.
Xem thêm:
Nguyên nhân và cách giảm đau lưng khi đến tháng
Cách pha trà gừng giảm đau bụng kinh hiệu quả nhất
Tại sao đến tháng bụng lại to? 8 cách làm giảm chướng bụng, đầy hơi khi đến kỳ
Tư thế xác chết (Savasana)
Tư thế Savasana đơn giản, không gây khó khăn về mặt thể chất hay áp lực cho người tập. Đồng thời, với khả năng thư giãn tuyệt vời của mình, nó còn được xem như một trong những bài tập giảm đau bụng kinh tốt nhất.
Động tác: Nằm ngửa trên thảm, tay và chân dang ra khoảng 45 độ, thả lỏng hoàn toàn. Mắt nhắm và tập trung hít thở sâu, mỗi lần thực hiện nên duy trì từ 10 - 20’ để đạt hiệu quả tốt nhất.
Tư thế yoga giảm đau bụng kinh hiệu quả
Tư thế gập người về phía trước (Upavistha Konasana II)
Bằng cách giải tỏa căng cứng ở hông do ngồi hoặc đứng nhiều hàng ngày, tư thế này sẽ làm giảm tình trạng khó chịu cho nàng khi mùa dâu đến. Các cơ gân kheo, đùi và mông của được thư giãn đáng kể.
Động tác: Co đầu gối một góc >75 độ, hai bàn chân hướng lên trời, tay nắm cổ chân để cố định và gập người từ từ về phía trước. Bạn có thể thực hiện động từ này nhiều lần trong ngày.
Tư thế con lạc đà
Là bài tập yoga điều hoà kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh dễ thực hiện nhưng đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, tư thế con lạc đà được rất nhiều huấn luyện viên yoga chuyên nghiệp ưa chuộng.
Động tác: Ngồi khép chân trên thảm, mông chạm gót, quỳ thẳng lưng và đầu ngẩng cao. Dùng hai bàn tay nắm hoặc chạm gót chân, sau đó dùng lực chống, lưng rướn từ từ đẩy căng cơ bụng lên. Giữ tư thế khoảng 10 - 20s và trở lại tư thế bắt đầu.
Xem thêm:
Tới Tháng Có Nên Tập Thể Dục Giảm Cân Không?
Tới Tháng NÊN & KHÔNG Nên Làm Gì Để Cơ Thể Dễ Chịu Hơn
Phụ nữ tới tháng đau bụng nhưng không có kinh là bị gì?
Tư thế yoga giảm đau bụng kinh cho phái nữ
Tư thế cánh cung
Tư thế cánh cung vô cùng phù hợp cho những bạn nhân viên văn phòng phải ngồi nhiều giờ liền. Với tác dụng thư giãn vùng lưng, hông của tư thế này sẽ làm giảm đáng kể sự co thắt tử cung trong những ngày đèn đỏ của nàng.
Động tác: Để thực hiện, bạn hãy nằm sấp trên thảm cằm chạm đất, hai tay mở hướng lên trên và đặt dọc theo người. Thở ra và nâng chân lên cong về phía mông, đầu gối mở rộng ngang hông và dùng hai tay giữ chặt cô chân. Giữ tư thế này trong khoảng 15s sau đó hít vào và trở lại tư thế khởi động.
Một số lưu ý khi tập yoga giảm đau bụng kinh
Tập yoga có giảm đau bụng kinh không còn phụ thuộc vào bài tập và cường độ thực hiện. Để đảm bảo trong quá trình thực hiện các tư thế yoga đạt hiệu quả và an toàn, nàng cần chú ý những điều sau:
- Chọn tư thế phù hợp: Nếu trong quá trình thực hiện động tác, bạn cảm thấy quá khó khăn hoặc mất sức để hoàn thành thì hãy bỏ qua tư thế này. Liên tục trải nghiệm các tư thế khác nhau cho đến khi chọn được những bài tập phù hợp nhất.
- Tập trung vào nhịp thở: Rất nhiều phái đẹp mắc lỗi sai nín thở khi tập, điều này sẽ khiến các động tác mất đi độ hiệu quả. Bạn hãy lưu ý đến việc cân bằng nhịp hít thở của mình mỗi khi tập.
- Tránh các tư thế tăng áp lực vùng bụng: Trong thời kỳ kinh nguyệt, hạn chế việc tập các tư thế yoga ngược đổ như Shirshasana (Headstand) hoặc Sarvangasana (Shoulderstand), vì chúng có thể tăng áp lực lên tử cung và khiến bụng bạn càng đau hơn.
- Sử dụng phụ kiện yoga: Sử dụng gối, khăn và các phụ kiện khác để hỗ trợ cơ thể và làm cho tư thế yoga dễ thực hiện hơn.
Một vài lưu ý khi thực hiện các tư thế yoga giảm đau bụng kinh
Lời kết
Tập các tư thế yoga giảm đau bụng kinh không chỉ làm giảm khó chịu của ngày đèn đỏ mà còn giúp cải thiện sức đề kháng và tạo sự sảng khoái về mặt tinh thần. Không chỉ ngày hành kinh, nàng cũng nên tập yoga hàng ngày để gia tăng sức khỏe và giữ cơ thể luôn trong trạng thái giàu năng lượng.
Tham khảo thêm:
Chậm kinh, trễ kinh là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách khắc phục
Kinh Nguyệt Ra Ít Do Đâu Và Làm Thế Nào Để Khắc Phục
Rối Loạn Kinh Nguyệt: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị
Tự hào là một phần của tập đoàn Kimberly-Clark với hơn 100 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phụ nữ, Kotex là người bạn đồng hành thân thiết của phụ nữ ở hơn 175 quốc gia. Trong đó, dòng sản phẩm mới Kotex Max Cool French Spa được đông đảo người tiêu dùng ưa thích với đặc tính mát lạnh êm lên đến 5h và nhẹ hương lavender tinh tế mang đậm chất Pháp.
Với Kotex, chúng tôi không chỉ cung cấp các dòng băng vệ sinh chất lượng, mà còn xây dựng một cộng đồng phụ nữ mạnh mẽ và tự tin. Kotex còn rất nhiều sản phẩm phù hợp với mỗi nhu cầu khác biệt tại đây: